- Ghi nhận vi phạm: Các hành vi vi phạm giao thông (ví dụ: vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, đi sai làn) được ghi lại qua những thiết bị giám sát như camera, radar tự động.
- Chuyển thông tin tới cơ quan chức năng: Dữ liệu về vi phạm (như hình ảnh, biển số xe, thời gian, địa điểm) được gửi tới các cơ quan chức năng như công an giao thông nhằm kiểm tra.
- Kiểm tra & xác minh vi phạm: Cơ quan chức năng sẽ xác minh thông tin vi phạm, đối chiếu cùng với cơ sở dữ liệu xe và chủ phương tiện nhằm đảm bảo tính chính xác của vi phạm.
- Thông báo vi phạm cho chủ phương tiện: Chủ xe máy, ô tô nhận thông báo về các hành vi vi phạm qua hợp thư, email, tin nhắn điện thoại hay các ứng dụng giao thông trực tuyến, kèm vớ thông tin mức phạt & hình thức thanh toán.
- Thanh toán tiền phạt: Chủ xe có thể thanh toán tiền phạt qua những kênh như ngân hàng, cổng thanh toán điện tử, hay trực tiếp tại cơ quan chức năng, kèm với khả năng được giảm nếu thanh toán nhanh.
- Xử lý vi phạm nếu cần: Nếu vi phạm nặng hay chủ phương tiện không thanh toán phạt vi phạm đúng hạn, cơ quan chức năng sẽ áp dụng các biện pháp như tạm giữ giấy phép lái xe or phương tiện.
- Lưu trữ và theo dõi: Thông tin vi phạm & quá trình xử lý sẽ được lưu trữ bên trong cơ sở dữ liệu để phục vụ việc theo dõi cũng như xử lý các vi phạm sau này.
Phatnguoi.vn ⛔️ Kiểm tra phạt nguội ô tô xe máy toàn quốc
Thời gian gần đây, nhiều kẻ gian đã lợi dụng việc phạt nguội ô tô, xe máy để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Do đó, biết cách tra cứu phạt nguội là giải pháp hữu ích để phòng “tiền mất tật mang”. Cùng phatnguoi.vn tham khảo cách tra cứu phạt nguội, nộp phạt nguội cũng như thông tin liên quan trong bài viết này nhé!
⛔️ Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội online toàn quốc
Cách 1. Kiểm tra phạt nguội trên website Phatnguoi.vn
Miễn phí 100% – Không có quảng cáo – Nhận thông báo khi có vi phạm – Tra cứu nhanh chóng 24/7
Để kiểm tra phạt nguội trên app bạn thực hiện các thao tác như sau:
- Cài app về điện thoại (Bấm vào liên kết hoặc quét mã QR ở trên)
- Nhập biển số xe cần tra cứu phạt nguội (Số + Chữ cái viết liền). Ví dụ: 92G138893
- Bấm tra cứu (Hệ thống sẽ truy xuất dữ liệu nếu có vi phạm nguồn từ Cổng thông tin điện tử Cục Cảnh sát giao thông)
- Hiện kết quả tra phạt nguội sau ~3 giây
⛔️ Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là hình thức xử phạt những người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua thiết bị kỹ thuật của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng phương tiện kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng, kênh mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử lý ngay lúc đó được.
Ở Việt Nam, việc phạt nguội đã được triển khai từ năm 2004, mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức của những người tham gia giao thông.
Dù còn nhiều điều hạn chế, nhưng với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng được phủ rộng, phạt nguội hứa hẹn sẽ “siết chặt” hành lang pháp lý đối với việc xử phạt phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông.
⛔️ Các hình thức phạt nguội
Theo Nghị định 100 ban hành vào năm 2019, Cảnh sát giao thông hoàn toàn được dùng hình ảnh người dân cung cấp để xử phạt. Cụ thể:
- Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các hình ảnh, thông tin thu được từ thiết bị ghi hình hoặc ghi âm của cá nhân, tổ chức để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm an toàn giao thông quy định tại Nghị định này.
- Kết quả thu được từ các thiết bị (không phải là thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) được cá nhân, tổ chức cung cấp sẽ được chuyển hóa thành bằng chứng để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Ngoài ra, theo Thông tư 65, Cảnh sát giao thông còn được xử phạt dựa vào video đăng tải trên Facebook. Thông tư này xác định thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được tiếp nhận từ các nguồn sau:
- Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức hoặc cá nhân;
- Đăng tải trên các kênh mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng.
⛔️ Quy trình xử lý phạt nguội
⛔️ Các cách nộp phạt nguội ô tô, xe máy nhanh chóng nhất
1. Nộp phạt tại chỗ cho CSGT
Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà nhiều chủ phương tiện lựa chọn.
2. Nộp phạt thông qua chuyển khoản tại kho bạc nhà nước
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản được ghi rõ trong biên bản vi phạm giao thông.
Nếu quá thời hạn 10 ngày mà cá nhân/ tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/tổ chức đó phải chịu mức lãi suất trả chậm là 0,05% tổng số tiền phạt phải nộp.
3. Nộp phạt thông qua ngân hàng
Nghị định 11/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục hành chính, hướng dẫn người dân nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Nếu thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân/tổ chức cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Đến trụ sở giao dịch của ngân hàng hoặc đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng mà cá nhân/tổ chức đang sử dụng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc bất cứ hình thức thanh toán điện tử tương ứng nào của ngân hàng)
Bước 2: Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp tiền phạt của bạn vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.
- Nếu kiểm tra phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đầy đủ và kịp thời.
- Nếu kiểm tra không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo chưa thực hiện thành công giao dịch cho người thực hiện thanh toán để thực hiện lại các bước.
4. Nộp phạt thông qua bưu điện
Thỏa thuận số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có hướng dẫn cá nhân/tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện như sau:
- Sau khi đã đăng ký với lực lượng cảnh sát giao thông về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/tổ chức vi phạm phải đến bưu điện gần nhất để nộp tiền.
- Cá nhân/tổ chức vi phạm sẽ nhận lại số giấy tờ bị tạm giữ bởi cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở trung tâm thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh lân cận). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển, bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm (miễn phí).
5. Nộp phạt theo hình thức online tại cổng dịch vụ công quốc gia
Sau khi kiểm tra phạt nguội đã ra thông báo vi phạm thì các bước thực hiện việc nộp phạt nguội vi phạm giao thông qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:
Bước 1: Truy cập https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html, chọn vào mục “Thanh toán trực tuyến”.
Bước 2: Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Bước 3: Chọn vào mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.
Bước 4: Có 2 cách để tra cứu phạt nguội:
- Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của cá nhân/tổ chức vi phạm)
- Cách 2: Chọn “Tra cứu theo biên bản vi phạm” và nhập các thông tin cá nhân tương ứng.
Bước 5: Sau khi đã nhập các thông tin đầy đủ theo yêu cầu, người vi phạm chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo đúng hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.
Danh sách tỉnh có camera phạt nguội
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Giang, Hà Nam,Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Hậu Giang, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Long An, Lào Cai, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.