Menu Đóng




Hướng dẫn tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy toàn quốc

Để tra cứu phạt nguội ô tô hay xe máy chúng ta chỉ cần nhập biển số xe vào thanh công cụ và bấm tra cứu.

Thời gian gần đây, nhiều kẻ gian đã lợi dụng việc phạt nguội ô tô, xe máy để lừa đảo. Do đó, biết cách tra cứu phạt nguội là giải pháp hữu ích để phòng “tiền mất tật mang”. Cùng phatnguoi.vn tham khảo cách tra cứu và nộp phạt nguội trong bài viết này nhé!

1. Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử phạt những người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua thiết bị kỹ thuật của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng phương tiện kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng, kênh mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử lý ngay lúc đó được.

Theo Nghị định 100 ban hành vào năm 2019, Cảnh sát giao thông hoàn toàn được dùng hình ảnh người dân cung cấp để xử phạt. Cụ thể:

  • Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các hình ảnh, thông tin thu được từ thiết bị ghi hình hoặc ghi âm của cá nhân, tổ chức để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm an toàn giao thông quy định tại Nghị định này.
  • Kết quả thu được từ các thiết bị (không phải là thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) được cá nhân, tổ chức cung cấp sẽ được chuyển hóa thành bằng chứng để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
phat-nguoi-la-gi
Cần nắm được phạt nguội là gì

Ngoài ra, theo Thông tư 65, Cảnh sát giao thông còn được xử phạt dựa vào video đăng tải trên Facebook. Thông tư này xác định thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được tiếp nhận từ các nguồn sau:

  • Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức hoặc cá nhân;
  • Đăng tải trên các kênh mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng.

Ở Việt Nam, việc phạt nguội đã được triển khai từ năm 2004, mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức của những người tham gia giao thông.

Dù còn nhiều điều hạn chế, nhưng với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng được phủ rộng, phạt nguội hứa hẹn sẽ “siết chặt” hành lang pháp lý đối với việc xử phạt phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông.

2. Top 5 cách nộp phạt nguội nhanh chóng

2.1. Quy trình nộp phạt nguội

Bước 1: Hình ảnh phương tiện vi phạm sau khi được ghi lại sẽ chuyển cho bộ phận trích xuất để lưu các thông tin về phương tiện vi phạm như: biển số xe, thời gian xảy ra vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm, đồng thời trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Sau đó, hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông khu vực để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, việc giao nhận hình ảnh vi phạm cùng phiếu xác nhận kết quả sẽ được ghi chép vào sổ theo dõi, có chữ ký của bộ phận xử lý hình ảnh vi phạm và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 2: Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm an toàn giao thông và phiếu xác nhận kết quả, cảnh sát giao thông sẽ thông báo đến tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm và yêu cầu người này đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 3: Sau khi đã xác định đúng người vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và kèm theo hình ảnh vi phạm thu được bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

quy-trinh-nop-phat-nguoi
Quy trình nộp phạt nguội

2.2. Các cách nộp phạt nguội nhanh chóng nhất

2.2.1. Nộp phạt tại chỗ cho CSGT 

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà nhiều chủ phương tiện lựa chọn. 

2.2.2. Nộp phạt thông qua chuyển khoản cho kho bạc nhà nước

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản được ghi rõ trong biên bản vi phạm giao thông.

Nếu quá thời hạn 10 ngày mà cá nhân/ tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/tổ chức đó phải chịu mức lãi suất trả chậm là 0,05% tổng số tiền phạt phải nộp.

nop-phat-nguoi-qua-chuyen-khoan
Nộp phạt thông qua chuyển khoản cho kho bạc nhà nước

2.2.3. Nộp phạt thông qua ngân hàng 

Nghị định 11/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục hành chính, hướng dẫn người dân nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử. Nếu thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông theo cách này, cá nhân/tổ chức cần làm theo các bước sau: 

Bước 1: Đến trụ sở giao dịch của ngân hàng hoặc đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng mà cá nhân/tổ chức đang sử dụng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc bất cứ hình thức thanh toán điện tử tương ứng nào của ngân hàng)

Bước 2: Ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp tiền phạt của bạn vào ngân sách nhà nước.

Bước 3: Ngân hàng tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.

  • Nếu kiểm tra phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đầy đủ và kịp thời.
  • Nếu kiểm tra không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo chưa thực hiện thành công giao dịch cho người thực hiện thanh toán để thực hiện lại các bước.
nop-phat-nguoi-qua-ngan-hang
Nộp phạt thông qua ngân hàng

2.2.4. Nộp phạt thông qua bưu điện

Thỏa thuận số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có hướng dẫn cá nhân/tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện như sau:

  • Sau khi đã đăng ký với lực lượng cảnh sát giao thông về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/tổ chức vi phạm phải đến bưu điện gần nhất để nộp tiền.
  • Cá nhân/tổ chức vi phạm sẽ nhận lại số giấy tờ bị tạm giữ bởi cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở trung tâm thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh lân cận). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển, bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm (miễn phí).

2.2.5. Nộp phạt theo hình thức online tại cổng dịch vụ công quốc gia

Các bước thực hiện việc nộp phạt nguội vi phạm giao thông qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

Bước 1: Truy cập https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html, chọn vào mục “Thanh toán trực tuyến”.

Bước 2: Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp.

truy-cap-dich-vu-cong
Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính

Bước 3: Chọn vào mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.

Bước 4: Có 2 cách để tra cứu:

  • Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của cá nhân/tổ chức vi phạm)
  • Cách 2: Chọn “Tra cứu theo biên bản vi phạm” và nhập các thông tin cá nhân tương ứng.

Bước 5: Sau khi đã nhập các thông tin đầy đủ theo yêu cầu, người vi phạm chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo đúng hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.

3. Nếu không nộp phạt nguội có bị sao không?

Nếu người vi phạm không nộp phạt nguội đúng hạn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày chậm nộp thì phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp (quy định trong khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính). 

Trường hợp xe ô tô vi phạm giao thông không nộp phạt nguội đúng thời hạn quy định còn có thể bị từ chối đăng kiểm. Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019, nếu quá hạn nộp phạt mà người vi phạm chưa hoàn thành khoản tiền phạt, CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào danh sách cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trong chương trình Quản lý kiểm định.

Đây là một trong những lý do để đơn vị đăng kiểm không thể kiểm định xe tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT. Như vậy, nếu chủ xe ô tô không nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị cảnh cáo trên Chương trình Quản lý kiểm định và không được kiểm định. Trường hợp quá hạn đăng kiểm sẽ bị phạt nặng lên đến 16 triệu đồng. 

Chính vì những lý do trên, người vi phạm nên tiến hành nộp phạt nguội đúng hạn để không bị đưa vào danh sách cảnh báo và không phải chịu phí trả chậm tiền phạt.

khong-nop-phat-nguoi-co-sao-khong
Nếu không nộp phạt nguội sẽ ảnh hưởng tới việc đăng kiểm

4. Top 4 cách tra cứu phạt nguội nhanh nhất 

4.1. Tra phạt nguội thông qua website Cục Cảnh sát giao thông

Từ ngày 01/06/2019, Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an đã cho ra mắt phần mềm quản lý Giấy phép lái xe. Dựa vào phần mềm này, tất cả người dân có thể tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh đối với ô tô, xe máy, xe đạp điện bằng cách nhập chính xác biển số xe.

Chỉ qua vài bước đơn giản, mọi thông tin về biển số xe, thời gian vi phạm, địa điểm vi phạm, đơn vị phát hiện vi phạm sẽ được hiển thị. Đồng thời, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện có thể liên hệ tới số điện thoại hoặc địa chỉ tại các đơn vị công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết xử lý.

Để tiến hành tra cứu phạt nguội oto, các bạn hãy tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông Tại: https://www.csgt.vn/. Phía bên phải màn hình bạn sẽ nhìn thấy mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh.

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số xe và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy) cần kiểm tra.

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ số bên cạnh ô trống). Đôi khi xảy ra tình trạng nhập mã bảo mật không được, bạn vui lòng kiên trì thực hiện nhiều lần, nhập chính xác cụm ký tự chữ số này là được.

Bước 4: Nhấn vào nút Tra cứu để xem kết quả. Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện mà bạn điều khiển thông qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là phương tiện của bạn không bị phạt nguội.

tra-cuu-phat-nguoi-tren-web-cuc-canh-sat
Tra cứu phạt nguội trên web Cục Cảnh sát giao thông

4.2. Tra cứu phạt nguội thông qua website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Để tra cứu phạt nguội đăng kiểm thì chúng ta cần thực hiện

Bước 1: Vào trang web của cục Đăng kiểm Việt Nam Tại: http://www.vr.org.vn/. Sau đó các bạn truy cập vào mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện trong phần Tra cứu dữ liệu nằm bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra phạt nguội. Đối với phương tiện có biển 5 số: Biển xanh thêm chữ X, biển vàng thêm chữ V, biển trắng thêm chữ T vào cuối. Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại bạn phải nhập dấu “-” để phân biệt chữ cái và chữ số.

Bước 3: Kéo xuống bên dưới màn hình sẽ hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện của bạn ở dưới cùng.

  • Nếu xe bị phạt nguội thì mọi thông tin sẽ được hiển thị trong phần kết quả trả về.
  • Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện của bạn không bị phạt nguội, việc đăng kiểm vẫn sẽ diễn ra bình thường.
  • Nếu mục này xuất hiện một ô màu đen mà bên trong có thông tin xử lý vi phạm, chứng tỏ phương tiện này chưa đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm xe ô tô.
tra-cuu-phat-nguoi-qua-web-cuc-dang-kiem
tra cứu phạt nguội cục đăng kiểm

4.3. Tra cứu phạt nguội thông qua website của Sở Giao thông Vận tải

Cách này chỉ áp dụng với những ai đang sinh sống ở các tỉnh thành có tích hợp check phạt nguội trên website như Hà Nội, Tp.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Tại Tp.HCM, ai có nhu cầu kiểm tra phạt nguội thì có thể truy cập vào website của Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, sau đó nhập các thông tin như website yêu cầu để tiến hành tra cứu.

4.4. Tra cứu trên ứng dụng di động

Ngoài cách tra cứu online trên máy tính, người dân có thể sử dụng các ứng dụng (app) tra phạt nguội chạy trên nền tảng các Android và IOS như: 

  • Tra cứu phạt nguội; 
  • Tra cứu phạt nguội toàn quốc; 
  • Tra phạt nguội; 
  • Kiểm tra phạt nguội
  • Check phạt nguội
  • Kgo Ôn GPLX – tra phạt nguội; 
  • Tra cứu phạt nguội Ô tô – Xe máy.
✅ Ứng dụng 💛 Miễn phí
✅ Tra cứu 💛 Nhanh chóng
✅ Kết quả 💛 Chính xác
✅ Phù hợp 💛 Mọi thiết bị di động

Các tỉnh có camera phạt nguội:

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,  An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Giang, Hà Nam,Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Hậu Giang, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Long An, Lào Cai, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Phải lưu ý điều gì khi check phạt nguội?

Chỉ cần làm theo những chỉ dẫn bên trên, các bạn có thể dễ dàng kiểm tra phạt nguội. Tuy nhiên, trong quá trình tra cứu cần phải chú ý những điểm sau:

  • Khi nhập biển số xe của mình, bạn lưu ý nhập đúng theo hướng dẫn. Chẳng hạn, biển số phải viết liền nhau, có dấu gạch nối giữa phần chữ và phần số;
  • Phải nhập đầy đủ cả biển số xe, số tem và giấy chứng nhận kiểm định;
  • Trong trường hợp bạn không phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm (cho mượn xe, cho thuê xe,…) nhưng lại không giải trình hay đưa ra bằng chứng chứng minh được thì bạn cũng sẽ bị xử phạt theo đúng lỗi vi phạm.

Trên đây phatnguoi.vn đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về việc kiểm tra phạt nguội cũng như hướng dẫn bạn cách nộp phạt nguội đúng thời hạn quy định. Bạn cần lưu ý kiểm tra xem phương tiện của mình có bị phạt nguội hay không để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đồng thời khi lưu thông trên đường bạn nên cố gắng chấp hành nghiêm túc Luật giao thông nhé!

3.1/5 - (19 bình chọn)