Đăng kiểm là gì? ⛔️ Quy trình 4 bước đăng kiểm xe ô tô chi tiết

Đăng kiểm xe là một việc làm bắt buộc đối với tất cả các loại xe ô tô tham gia giao thông tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều người dân vẫn chưa thực sự hiểu đăng kiểm là gì và đăng kiểm xe có tác dụng gì? Cách đăng kiểm như thế nào? Sau đây hãy cùng phatnguoi.vn tìm hiểu nhé.

1. Đăng kiểm là gì?

Đăng kiểm xe là hình thức mà cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe có đảm bảo hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ bao gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc cả bên trong lẫn bên ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không, để xem như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho cả người lái và cả người tham gia giao thông khác.

Việc đăng kiểm thường sẽ không quá gắt gao, nếu trong quá trình đăng kiểm xe bạn đạt yêu cầu, bạn sẽ được cấp ngay chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; hoặc sẽ được gia hạn cho phép xe ô tô lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần mang về sửa chữa đến khi đạt tiêu chuẩn mới được cấp giấy chứng nhận. Thông thường, mỗi loại xe với mức trọng tải khác nhau sẽ có một định kỳ kiểm định riêng.

Tải Ứng Dụng Tra Cứu Phạt Nguội 24/7

 appstoreCHPLAY

 

Ứng Dụng Tra Cứu Phạt Nguội 24/7

1694941825250.5247

Quét QR Code Để Tải Về Điện Thoại

✅ Ứng dụng ⭐ Miễn phí
✅ Tra cứu ⭐ Nhanh chóng
✅ Kết quả ⭐ Chính xác
✅ Nhận thông báo ⭐ Khi có vi phạm

dang-kiem-la-gi

Sau khi đăng kiểm ô tô và kiểm tra xe, nếu phát hiện có trục trặc nào bạn cần tới trung tâm sửa chữa để được khắc phục. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn cũng đừng nên quá chủ quan vì nhân tố hư hỏng tiềm ẩn khác mà bộ kiểm tra vẫn chưa phát hiện được. Do đó, bạn cần đưa xe tới gara sửa chữa uy tín để kiểm tra lại, đảm bảo an toàn khi di chuyển.

2. Tác dụng của đăng kiểm là gì?

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn đăng kiểm là gì, bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem tác dụng của đăng kiểm là gì nhé. Có thể nói, mục đích quan trọng nhất khi đi đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện. Điều này cũng nhằm giúp bạn tránh được các rủi ro trong quá trình lưu thông đường dài. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của người lái xe đối với bản thân cũng như đối với những người xung quanh bạn.

Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc mà chủ xe nào cũng phải thực hiện. Đừng sợ tốn chi phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe để rồi có thể gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông hoặc bị lực lượng công an xử phạt khi không có giấy tờ chứng nhận đăng kiểm.

tac-dung-cua-dang-kiem

3. Các bước thực hiện đăng kiểm xe ô tô tại trung tâm đăng kiểm

Dưới đây là các bước thực hiện đăng kiểm khi tới trung tâm đăng kiểm mà tài xế cần nắm:

Bước 1. Kiểm tra biển số xe được gắn chắc chắn hay chưa.

Bước 2. Lau số máy, tìm số khung.

Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát cho động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất thường không.

Bước 4. Kiểm tra tất cả các bánh xe có bị mòn, dính đinh và đủ áp suất không.

Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn xem có bị hư hỏng không.

Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước còn hoạt động tốt không.

Bước 7. Kiểm tra các bảng đồng hồ.

Bước 8. Kiểm tra hệ thống dây đai an toàn,  tay mở, chốt cửa.

Bước 9. Kiểm tra phanh tay có làm việc tốt không.

Bước 10. Bảo dưỡng xe.

cac-buoc-dang-kiem

>> Xem thêm: Danh sách 20+ địa chỉ trạm đăng kiểm Hà Nội đầy đủ nhất 

4. Quy trình đăng kiểm xe ô tô đầy đủ nhất

Sau khi đã hiểu đăng kiểm là gì và tác dụng của việc đăng kiểm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình các bước đăng kiểm xe ô tô đầy đủ và chi tiết nhé.

Đăng kiểm lần đầu với xe ô tô mới cũng không quá phức tạp, chỉ cần nắm rõ quy trình dưới đây, các bạn cũng có thể tự làm mà không cần qua bất cứ một bên dịch vụ nào. Trước khi đăng kiểm ô tô mới, chúng ta cần tiến hành đăng ký xe theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • CMND/ CCCD chủ xe cần photo 03 bản (Đem theo bản chính)
  • Hộ khẩu chủ xe cần photo 03 bản (Đem theo bản chính)
  • Tờ khai công an về đăng ký xe – 02 bản chính theo mẫu quy định
  • Giấy tờ xe bộ gốc (giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường, hóa đơn VAT)
  • Cà số khung, số máy, giấy tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu quy định)
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự – 01 bản chính

Bước 2: Đóng thuế trước bạ

  • Tờ khai thuế trước bạ – 02 bản chính (Theo mẫu quy định, điền đầy đủ thông tin)
  • Giấy tờ xe nguyên bộ (giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường, hóa đơn VAT kèm theo 01 bản photo cho mỗi chứng từ)
  • Tiền đóng thuế trước bạ: Tùy theo loại xe và khu vực mà bạn đang sống, mức đóng khác nhau: Xe từ 09 chỗ ngồi trở xuống, thuế trước bạ chiếm 10%/tổng giá trị xe (Hà Nội là 12%). Trên 09 chỗ ngồi/xe tải/các loại xe khác, thuế trước bạ chiếm 2% /tổng giá trị xe)
  • Biên lai nộp thuế: Bản chính, lấy từ kho bạc.

Bước 3: Đăng ký xe

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ kể trên, chủ xe xuất trình lên phòng CSGTĐB theo quy trình sau đây: 

Nộp hồ sơ -> Chờ kiểm tra xe -> Nộp lệ phí đăng ký -> Bốc số tự động -> Lấy biển số -> Lấy giấy hẹn đi nhận đăng ký xe.

Bước 4: Đăng kiểm xe

Chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm (trạm phải được Bộ Giao Thông Vận Tải cấp phép), đồng thời nộp hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

1) Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ sau (còn hiệu lực): 

  • Bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
  • Bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính.
  • Giấy hẹn đăng ký xe.

2) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) bao gồm một trong các giấy tờ sau: 

  • Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với các dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
  • Bản sao chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cơ quan có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá.
  • Bản sao chứng thực quyết định thanh lý đối với phương tiện của lực lượng quốc phòng, công an.
  • Bản sao có chứng thực quyết định bán phương tiện dự trữ quốc gia.

3) Bản gốc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mới cải tạo.

4) Bản gốc giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.

5) Thông tin tên đăng nhập, mật khẩu và địa chỉ trang web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với dòng xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Sau khi nộp đủ các giấy tờ trên, chủ xe tiến hành đóng lệ phí đăng kiểm và phí bảo trì đường bộ. Sau đó ngồi chờ xe đăng kiểm xong và dán tem đăng kiểm là sẽ có thể lưu thông tự do trên đường.

quy-trinh-dang-kiem-xe-o-to

5. Hậu quả khi không đăng kiểm là gì?

Đối với những xe không qua đăng kiểm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc; Không gắn biển số; Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn và bảo vệ môi trường sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Việc đăng kiểm xe ô tô là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường mà còn giúp người lái và những người tham gia giao thông khác cảm thấy an tâm hơn trong quá trình di chuyển.

Trên đây phatnguoi.vn đã giải đáp thắc mắc của bạn về đăng kiểm là gì và quy trình tiến hành đăng kiểm ô tô như thế nào. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích đối với những ai đang gặp khó khăn trong quá trình đăng kiểm. Nếu bạn cần tra cứu phạt nguội toàn quốc để nắm thông tin và tránh việc không được đăng kiểm do dính phạt nguội, hãy lên kiểm tra ngay trên website của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ vấn đề gì cần được giải đáp hoặc đóng góp ý kiến, hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×
message icon Quản trị viên
Mua follow, view, like... các mạng xã hội giá siêu rẻ tại: Like.vn